Sức hấp dẫn của Diễn đàn
“Phong
cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh"
TÔ
LAN
Diễn ra ngày 21.12.2012 tại Làng Sen, Kim Liên quê hương
Bác Hồ, diễn đàn "Phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh" thu
hút sự quan tâm của báo giới và công chúng. Đây là một trong những hoạt động bên lề của
LHTHTQ lần thứ 32. Diễn đàn được thực hiện như một chương
trình truyền hình chính luận. Mỗi một chủ đề đều có các phóng sự, clip dẫn dắt.
Diễn đàn
xoay quanh 3 nội dung chính: Phong cách làm
báo; tính chân thực; sự giản dị, dễ hiểu, phổ thông trong phong cách báo chí
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau bài phát
biểu của Lãnh đạo Đài THVN, lời chúc mừng của lãnh đạo Huyện ủy Nam Đàn Nghệ
An, là các bản Tham luận của các Nhà nghiên cứu, các cơ quan Đài THVN và Đài
địa phương trên cả nước. Tham luận của PGS.TS Phạm Xanh - Khoa Lịch sử, ĐH KHXH
& NV - ĐH QG đề cập đến vấn đề: Phong
cách làm báo của Bác và ý nghĩa của hai đặc trưng là tính thông tin chính xác
và tính giản dị, dễ hiểu trong các tác phẩm báo chí của Người có ý nghĩa dẫn đề
cho 02 nội dung chính liên quan trực tiếp đến việc tác nghiệp của các phóng
viên, biên tập viên truyền hình hiện nay.
Về tính
chân thực của báo chí, Diễn đàn xoay quanh các nội dung về những vấn đề nêu trong tham luận của PGS TS Phạm Sanh như:
Thực trạng truyền hình hiện nay sử dụng lại khá
nhiều nguồn thông tin của báo điện tử, báo giấy trong khi đó, nguồn thông tin
này không phải lúc nào cũng chính xác 100%; Truyền hình không có nhiều thời
gian, không có điều kiện đi tìm hiểu, tiền trạm thì phải làm thế nào?
Về Sự giản dị, dễ hiểu, phổ thông
trong phong cách báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Diễn đàn di sâu liên hệ thực
trạng: Nhiều lời bình trong phóng sự,
phim tài liệu, khoa giáo...hiện vẫn sáo rỗng, mang tính học thuật, không phổ
thông, lạm dùng nhiều từ Hán Việt... Thực trạng dùng quá nhiều lời bình trong
một phóng sự, phim tài liệu khiến người xem mệt mỏi, khó cảm nhận được nội dung.
Trong khi đó ngôn ngữ hình ảnh ít được phát huy trong các tác phẩm. Diễn Đàn
cũng tập trung nêu các giải pháp khắc phục thực trạng nói trên.
Các Bản Tham
luận của Ban Tuyên giáo Đảng ủy - Đài THVN; Ban Khoa giáo - Đài THVN; Nhà báo Phạm Khắc Lãm - Nguyên Tổng Giám đốc Đài THVN. Trung tâm
Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng; Đài
PT-TH Nghệ An và nhiều Đài TH địa
phương khác được đánh giá sâu sắc trong phân tích phong cách làm báo của
Chủ tịch Hồ Chí minh và liên hệ thực trạng hạn chế của Truyền hình. Tham luận của Ban
Khoa giáo - Đài THVN đi sâu vào những vấn đề chính về tư tưởng làm báo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh liên quan mật thiết đến việc sản xuất các chương trình truyền
hình trên kênh VTV2. Theo đó, bản Tham luận đưa ra một số vấn đề làm thế nào để
Tiếng Việt trong sáng, giản dị, dễ hiểu, hấp dẫn trong các Chương trình TH nói
chung và của VTV2 nói riêng. Bài tham luận với đề tài
không quá mới mẻ nhưng nổi cộm trên sóng truyền hình của tác giả Vũ Anh Phong,
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Đài THVN. Theo đó thì hiện nay cách dùng từ,
dùng hình ảnh cũng như hành văn của các
biên tập viên hay của các MC truyền hình chưa thực sự đúng. Đưa ra nhiều dẫn
chứng cụ thể, tác giả cho rằng đây là những “hạt sạn” về mặt ngôn từ và rất cần
một sự quy định cấp Đài hoặc cần xây dựng để phát hành “Cẩm nang sử dụng từ ngữ
trên truyền hình” cho các phóng viên, biên tập viên và người dẫn chương trình.
PGS.TS Phạm Xanh còn tổng hợp hai vấn đề chính
đó là Báo chí – phương tiện tuyên truyền & tập hợp lực lượng và những câu
chuyện làm báo đầy sinh động của Hồ Chí Minh. Với tư cách là chủ nhà, tham luận của
Nhà báo Trần Ngọc – Trưởng phòng Chuyên đề Đài PT-TH Nghệ An đi sâu vào chủ
đề tính chân thực trong các tác phẩm báo chí Truyền hình. Đặc
biệt nội dung bài tham luận “Câu chuyện làm báo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh” của PGS.TS Phạm Xanh; “Bác Hồ đọc báo và viết báo” của TS.Lê Thị Minh Lý - Ủy viên Hội
đồng Di sản Văn hóa Quốc gia có sức truyền cảm sâu sắc.
Diễn đàn “phong
cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là cuộc hội thảo hấp dẫn, bổ ích. Theo
đó, phong cách làm báo của Bác Hồ; tính chân thực, sự giản dị trong sáng của
tiếng Việt, dễ gần, dễ hiểu của tác phẩm báo chí và tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với báo chí được đề cập sâu sắc, có sức lôi cuốn và có tác dụng giáo dục đạo
đức nghề nghiệp, nâng cao nghiệp vụ đối với những người làm báo nói chung,
những người làm truyền hình nói riêng trên cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét